5 Lưu Ý Khi Mua Tủ Bếp Inox Cánh Kính

5/5 - (1 bình chọn)

TỦ BẾP INOX CÁNH KÍNH VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LỰA CHỌN ĐƠN VỊ THI CÔNG TẠI HẢI PHÒNG

Tủ Bếp Inox Cánh Kính là chất liệu tủ bếp được rất nhiều gia đình lựa chọn trong những năm gần đây bởi các ưu điểm vượt trội so với các tủ bếp khác hiện có trên thị trường. Với độ bền và ổn định tuyệt đối của Inox cộng với thẩm mỹ sang trọng, hiện đại và dễ vệ sinh của Cánh Kính Cường Lực là những yếu tố làm nên một bộ tủ hoàn hảo đúng với tiêu chí BỀN – ĐẸP. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết được ưu điểm của chất liệu inox và cánh kính, bạn cần chọn những đơn vị uy tín với tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Theo khảo sát của Vinakit, thị trường tủ bếp Hải Phòng hiện tại có rất nhiều đơn vị bán Tủ bếp Inox – Cánh Kính Cường Lực giá rẻ có chất lượng không tốt, sử dụng những nguyên vật liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến độ bền và trải nghiệm sử dụng của bộ tủ. Vì vậy, trong bài viết này Vinakit sẽ đưa ra 5 lưu ý quan trọng bạn cần biết để tham khảo và lựa chọn một bộ tủ bếp chất lượng cao, phát huy được hết những ưu điểm mà chất liệu mang lại.

Tủ Bếp Inox Cánh Kính Cường Lực Vinakit
 Ảnh: Tủ Bếp Inox Cánh Kính Vinakit

1. Khung Tủ Bếp Inox phải chuẩn 304

Trên thị trường hiện có 3 loại chất liệu Thép không gỉ – Inox phổ biến: Inox 304 (18/10: trong thành phần chứa 18-20% Crom và 10% niken), inox 201 (18/8) và inox 430 (18/0). Loại inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ nên giá thành khá cao. Inox 201 tỷ lệ niken trong thành phần thấp hơn, inox 430 chứa nhiều sắt và tạp chất khác. Do vậy inox 201 và 430 dễ bị hoen gỉ, độ bền thấp, không an toàn, giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304. Để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiều đơn vị làm tủ bếp sẽ dùng inox 201 thay thế cho inox 304 khiến tủ bếp có thể bị hoen gỉ trong quá trình sử dụng, làm giảm độ bền, thẩm mỹ của bộ tủ. Vì vậy, bạn chỉ nên lựa chọn đơn vị nào cam kết sử dụng inox 304, nếu đơn vị bạn tìm hiểu không làm rõ loại inox họ sử dụng thì bạn nên tìm đơn vị thi công khác để đảm bảo chất lượng của bộ tủ sau này.

inox 201 và inox 304
  Ảnh: Inox 201 và Inox 304 sau quá trình sử dụng 

Hiện có rất nhiều đơn vị quảng cáo là inox 304 nhưng thực tế inox của họ chỉ là inox 201, việc này xảy ra tràn lan và gây ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người tiêu dùng. Vì vậy, để chắc chắn đơn vị bạn chọn sử dụng inox 304, bạn nên yêu cầu họ thử inox 304 trực tiếp để kiểm chứng chất lượng. Có nhiều cách thử inox 304 nhưng chính xác nhất vẫn nên sử dụng axit hoặc thuốc thử. Khi sử dụng axit, inox 304 gần như không có phản ứng gì, inox 201 sẽ bị sủi bọt và có phản ứng xảy ra. Cách dùng thuốc thử chuyên dụng giúp dễ dàng phân biệt bằng màu sắc: phản ứng đổi màu đỏ gạch là inox 201, màu xám là inox 304.

Phân biệt inox 201 và inox 304
  Ảnh: Phân biệt Inox 201 và Inox 304 

2. Tủ bếp inox sơn tĩnh điện có thực sự tốt?

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị sơn tĩnh điện lên phần khung của tủ bếp và quảng cáo những lợi ích “đặc biệt” của giải pháp này trong quá trình sử dụng bộ tủ. Đúng là sơn tĩnh điện lên phần khung về thẩm mỹ sẽ làm giảm “cảm giác lạnh” của inox. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của Vinakit, không nên sơn tĩnh điện lên phần khung tủ bởi rất nhiều lý do. Vinakit đã có bài viết riêng để trình bày rõ ràng những ưu và nhược điểm của việc sơn tĩnh điện lên phần khung tủ. Các bạn có thể tham khảo ở đây: https://tubepinoxvinakit.com/tu-bep-inox-son-tinh-dien-co-tot-khong-2838.html.

Inox sơn tĩnh điện
Ảnh: Tủ Bếp Inox sơn tĩnh điện 

Ở bài viết này Vinakit sẽ tổng hợp lại các nhược điểm của việc sơn tĩnh điện lên inox để các bạn có cái nhìn tổng quát nhất trước khi quyết định lựa chọn cho tủ bếp của gia đình mình. Đầu tiên, về bản chất inox là một loại kim loại có bề mặt trơn láng, vì vậy khi nhiễm điện chúng không không bám dính lấy được các loại sơn như các loại kim loại thông thường mà chúng ta thường thấy. Do đó, nếu quá trình sơn không đạt chuẩn theo đúng quy trình (vô cùng nghiêm ngặt), bề mặt sơn đó sẽ dễ bong tróc theo thời gian. Thứ 2, giá thành của việc sơn tĩnh điện inox khá đắt đỏ và không phải đơn vị nào cũng đủ máy móc để thực hiện. Ngoài ra, trong các loại sơn đều có các thành phần độc hại như: Chì (Pb), phụ gia, hóa chất,… Các thành phần độc hại này sẽ dễ dàng bay hơi trong điều kiện sử dụng có nhiệt độ cao như nhà bếp. Một nhược điểm lớn nữa cần lưu ý là bề mặt inox sau khi sơn tĩnh điện có độ nhám, bám dính cao do đó sẽ dễ hút bụi cũng như khó vệ sinh. Qua những nhược điểm Vinakit vừa kể trên, Vinakit tin rằng sơn tĩnh điện khung inox không phải là một phương án tốt mà bạn nên lựa chọn, bạn nên cần nhắc rất kĩ về ưu và nhươc điểm trước khi quyết định lựa chọn.

3. Không nên sử dụng tủ bếp inox dạng hộp, liền khối

Các đơn vị tủ bếp giá rẻ thường dùng quy cách sản xuất đơn giản nhất là hàn hệ khung xương bằng inox hộp, sau đó sử dụng các tấm inox bịt để tạo vách, đáy, nóc,… Vách nối giữa các khoang tủ thường chỉ là vách đơn khá mỏng và có hiện tượng “lùng bùng” khi sử dụng. Bản chất Inox là kim loại có khối lượng riêng cao, kết cấu khung tủ liền khối dài khiến trọng lượng của tủ bếp lớn, năng mất an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng hệ băng dài sẽ làm tăng sự “lùng bùng” của kim loại, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng bộ tủ

Tủ Bếp Inox hệ băng dài
Ảnh: Tủ Bếp Inox Hệ Băng Dài 

Bạn nên lựa chọn các đơn vị sử dụng tủ bếp hệ modul rời, các khoang tủ độc lập bằng vách kép để giúp chịu lực tốt hơn trên từng khoang tủ, dễ dàng vận chuyển và tháo lắp trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hệ modul rời sẽ giúp giảm sự “lùng bùng” của kim loại hơn hệ băng dài thông thường.

Tủ Bếp Inox 304 Hệ Modul rời CNC Vinakit
Ảnh: Hệ Modul Rời Vách Kép Vinakit 

4. Nên sử dụng cánh kính cường lực siêu trong 

Phần cánh tủ sẽ quyết định đến thẩm mỹ và ảnh hưởng đến độ bền của một bộ tủ. Cánh kính cường lực siêu trong sẽ có tính thẩm mỹ cao và độ bền rất tốt. Với độ trong suốt gần như là tuyệt đối với khả năng truyền dẫn ánh sáng cao giúp hình ảnh khi nhìn qua tấm kính rõ nét, chân thực nhất, vì vậy kính cường lực siêu trong sẽ có nhiều màu sắc để lựa chọn. Độ dày kính cường lực tiêu chuẩn là 5mm để tạo sự bền chắc nhất trong quá trình sử dụng

Tủ Bếp Inox Cánh Kính Cường Lực Vinakit
Ảnh: Tủ Bếp Cánh Kính Cường Lực Vinakit 

Rất nhiều đơn vị ngoài thị trường bán những loại kính cường lực kém chất lượng có đặc điểm là màu sắc trắng thường bị ngả màu xanh, đây là yếu tố dễ nhận dạng nhất. Các loại kính cường lực này thường giá thành rẻ, thẩm mỹ không được tốt và độ bền cũng không đảm bảo

Tủ Bếp Kém Chất Lượng
Ảnh: Tủ Bếp Inox Kém Chất Lượng 

Kính Cường Lực Siêu Trong chuẩn sẽ có màu trắng trong suốt nhìn thẩm mỹ rất đẹp, sang trọng

Tủ Bếp Inox Cánh Kính Vinakit
Ảnh: Tủ Bếp Inox Cánh Kính Cường Lực Vinakit 

5. Có nên làm tủ bếp kịch trần?

Nhiều khách hàng băn khoăn: Có làm được tủ bếp kịch trần với chất liệu Inox – Cánh Kính Cường Lực không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể làm tủ bếp kịch trần với chất liệu Inox – Cánh Kính. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý về chiều cao của tủ bếp kịch trần vì tủ bếp kịch trần chỉ nên làm với chiều cao từ sàn lên trần khoảng dưới 2,7m. Nếu làm tủ bếp quá cao sẽ có nhược điểm là khó thao tác trong quá trình sử dụng, vì một bộ tủ tiêu chuẩn đã cao 2,26m, nếu muốn sử dụng các khoang tủ kịch trần thì bạn phải đứng trên ghế hoặc trên mặt đá thì mới thao tác được. Nhược điểm thứ 2 là nếu tủ bếp kịch trần quá cao sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc của bộ tủ trên vì tủ bếp trên tiêu chuẩn sẽ phải chịu nhiều lực hơn, gây giảm độ bền và tính an toàn khi sử dụng. Nếu chiều cao của không gian nhà bạn phù hợp, phương án làm tủ bếp trên sẽ rất hợp lý để tăng công năng sử dụng và tạo thẩm mỹ ấn tượng.

Tủ Bếp Inox Cánh Kính Kịch Trần Vinakit
Ảnh: Tủ Bếp Inox Cánh Kính Kịch Trần Vinakit 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về kích thước bộ tủ tiêu chuẩn mà Vinakit đã tổng hợp tại đây để có sự lựa chọn hợp lý nhất cho không gian nhà bếp của mình: https://tubephaiphong.com.vn/khi-nao-nen-lam-tu-bep-kich-tran-916.html

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vinakit. Chúc bạn sớm hoàn thiện ngôi nhà như ý ạ!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Facebook
Chat Zalo
Chuyên mục