Gỗ công nghiệp là gì?

Rate this post

Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực nội thất nói chung và tủ bếp nói riêng. Gỗ công nghiệp được sản xuất và gia công với rất nhiều các chủng loại khác nhau phù hợp với đa số hạng mục nội thất và tủ bếp hiện nay. Với thẩm mỹ đa dạng, chi phí phù hợp, độ bền tốt, gỗ CN được rất nhiều khách hàng ưa thích và lựa chọn trong không gian nội thất của nhà mình. Để có thể giúp các bạn hiểu một các tường tận nhất về gỗ CN, trong bài viết này, Vinakit sẽ giải thích chi tiết về đặc tính, tiêu chuẩn chất lượng, độ bền của gỗ CN để các bạn có được góc nhìn khách quan nhất trước khi lựa chọn nhé!

Gỗ Công Nghiệp An Cường Vinakit
Gỗ Công Nghiệp An Cường Vinakit

 

1. Gỗ Công Nghiệp được cấu tạo thế nào?

Gỗ Công Nghiệp có tên tiếng Anh là Wood Based Panel. Gỗ CN được tạo ra từ những sợi gỗ, dăm gỗ và ván lạng được ép với nhau sử dụng keo và hóa chất để tạo thành tấm dạng panel. Hiện tại ở Việt Nam sử dụng gỗ nhiệt đới rừng trồng như tràm, cao su, bạch đàn,… Ở châu Âu thường sẽ sử dụng gỗ Thông, đồng thời họ cũng sử dụng các loại gỗ tái sử dụng. Vì vậy, gỗ CN rất thân thiện với môi trường

sợi gỗ công nghiệp
Sợi gỗ CN
dăm gỗ công nghiệp
Dăm Gỗ CN
dăm gỗ công nghiệp
Ván lạng
tấm gỗ công nghiệp dạng panel
Tấm gỗ công nghiệp dạng panel

2. Gỗ công nghiệp khác gì với Gỗ tự nhiên?

Về các hạng mục nội thất, gỗ công nghiệp đều có thể làm được tất cả các hạng mục nội thất như gỗ tự nhiên. So với các loại gỗ tự nhiên loại 1,2 như gỗ Lim, Hương, Sến, Táu thì gỗ công nghiệp không tốt bằng. Gỗ tự nhiên có thể sử dụng nhiều năm nếu biết dùng đúng cách còn gỗ CN có độ bền cũng rất tốt từ khoảng 10-20 năm. Gỗ tự nhiên có giá thành khá cao và không có nhiều màu sắc để lựa chọn. Ngoài ra, gỗ tự nhiên có thể bị co vênh, co ngót do đặc tính cơ lí hóa của gỗ cộng với yếu tố thời tiết nóng ẩm của Việt Nam. Gỗ CN có nhiều màu sắc, giá thành rẻ hơn và ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Để hạn chế tình trạng cong vênh của gỗ CN thì kích thước của tủ bếp hoặc tủ áo cần đúng chuẩn của nhà cung cấp. Ví dụ, cánh tủ áo, tủ bếp có chiều rộng lớn hơn 600mm sẽ dễ bị cong vênh hoặc với mặt phẳng chịu lực với độ dài từ 2m-2,4m sẽ cần có thanh chịu lực ở dưới để đảm bảo kết cấu chắc chắn

3. Gỗ công nghiệp có bị mối mọt ăn không?

Chất liệu gỗ nói chung thì không thể tránh tình trạng bị mối mọt tấn công, chỉ trừ một vài loại gỗ hiếm như gỗ Lim hoặc gỗ Gõ Đỏ sẽ ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các loại gỗ này khá hiếm và giá cũng đắt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp vẫn có thể bị mối mọt ăn. Vì vậy, bạn nên chống mối từ 3-6 tháng/1 lần để đảm bảo độ bền được tốt nhất. Những khu vực ít bị mối mọt tấn công, bạn cũng nên chống mối 1 năm/ 1 lần để đảm bảo phòng tránh tốt nhất bạn nhé.

4. Gỗ CN chịu nước có tốt không?

Về độ chịu nước, gỗ công nghiệp không bằng gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, gỗ CN có rất nhiều chủng loại như MFC chống ẩm cho khu vực phòng ngủ, phòng khách hay MDF chống ẩm cho khu vực nhà bếp nên bạn có thể yên tâm lựa chọn loại phù hợp và sử dụng đúng cách thì độ bền sẽ rất cao. Ngoài ra, gỗ tự nhiên và gỗ CN đều có thể bị nấm mốc nếu trong môi trường ẩm thấp, kín khí, lâu không sử dụng. Vì vậy, bạn nên vệ sinh thường xuyên tủ bếp và mở cửa cho không khí đối lưu để hạn chế tối đa tình trạng bị nấm mốc bạn nhé

5. Chất lượng gỗ công nghiệp phụ thuộc vào tiêu chuẩn nào? Cách nhận biết các tiêu chuẩn đó

Tiêu chuẩn chất lượng của gỗ công nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Nồng độ tỏa của formaldehyde: Tùy theo quốc gia sẽ có tiêu chuẩn khác nhau, ví dụ: ở Châu Âu theo tiêu chuẩn E1, Mỹ theo tiêu chuẩn EPA, Nhật dùng tiêu chuẩn Super E0 còn ở châu Á sử dụng tiêu chuẩn E2. Ở Việt Nam và Singapore dùng tiêu chuẩn E2. Nếu gỗ không có tiêu chuẩn E2 thì thường sẽ có mùi hôi và không đảm bảo sức khỏe trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, còn có các chuẩn như: moment uốn, moment đàn hồi, lực bắt vít hoặc độ chịu lực ngang dọc của tấm ván. Đây là những tiêu chuẩn thiên về tính kĩ thuật và bạn nên mua ở những cơ sở rất uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

6. Gỗ công nghiệp có sử dụng được ở ngoài trời không?

Gỗ CN chủ yếu dùng trong nhà, rất ít khi sử dụng ở ngoài trời. Để sử dụng được ngoài trời thì gỗ công nghiệp cần đáp ứng được những tiêu chuẩn rất khắt khe, ví dụ: không cong vênh, không tách lớp, không bay màu, bề mặt cần lớp phin đặc biệt để tránh bay màu. Vì vậy, bạn không nên sử dụng gỗ CN ở ngoài trời vì độ bền sẽ không được đảm bảo do thời tiết thất thường sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc của gỗ.

Gỗ công nghiệp ngoài trời
Ảnh: Gỗ công nghiệp ngoài trời

7. Cách vệ sinh gỗ công nghiệp

Để vệ sinh gỗ CN, bạn nên dùng khăn mềm, khô để lau, tránh dùng khăn ướt. Đối với bề mặt như acrylic bóng gương, laminate bóng thì nên sử dụng chai xịt chuyên dụng và lau bằng khăn mềm. Trước khi lau bạn cũng nên hút bụi hoặc quét qua bề mặt để loại bỏ hết bụi bẩn có thể bám vào ganh gỗ làm mất vệ sinh, giảm độ bền của sản phẩm. Ngay cả HDF được sử dụng cho sàn nhà, bạn cũng nên lau bằng khăn mềm và khô để đảm bảo được độ bền tốt nhất

Như vậy, Vinakit vừa tổng hợp một cách sơ lược nhất về gỗ công nghiệp và các đặc điểm của chất liệu này. Vinakit hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ CN và có thể tham khảo để lựa chọn chất liệu tủ bếp phù hợp nhất với không gian nội thất. Chúc bạn sớm hoàn thiện căn nhà như ý nhé! 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Facebook
Chat Zalo
Chuyên mục